Phongxiô Philatô
Phongxiô Philatô

Phongxiô Philatô

Phongxiô Philatô hay Bôn-xơ Phi-lát (tiếng Latinh: Pontius Pilatus; tiếng Hy Lạp: Πόντιος Πιλάτος, Pontios Pīlātos) là tổng trấn thứ năm của tỉnh La Mã Judaea từ năm 26 tới năm 36 sau Công nguyên[1][2] dưới thời hoàng đế Tiberius, và nổi tiếng về phiên tòa xử Giêsu bị đóng đinh vào thập giá, theo trình thuật của các Phúc Âm.Các nguồn về cuộc đời của Phongxiô Philatô gồm một tấm bia khắc chữ gọi là tấm đá Philatô[3]; trình thuật về việc Philatô ra lệnh hành quyết Giêsu của sử gia kiêm nghị viên nguyên lão Tacitus; triết gia Philo (khoảng năm 25 trước CN - năm 50 sau CN); sử gia Josephus (khoảng năm 37 - năm 100 sau CN); 4 sách Phúc Âm quy điển; cùng những tác phẩm ngụy tác khác.Căn cứ vào những nguồn nêu trên, Philatô là một hiệp sĩ thuộc dòng họ "Pontii", được bổ nhiệm làm tổng trấn xứ Judea vào năm 26 sau Công nguyên, kế vị tổng trấn Valerius Gratus. Có một lần Philatô đã xúc phạm những tình cảm tôn giáo của dân chúng do ông cai trị, dẫn tới sự chỉ trích nặng nề từ triết gia Philo, và sau đó nhiều thập niên là những chỉ trích của sử gia Josephus. Theo Josephus[4], Philatô được lệnh trở về Rôma sau khi đàn áp tàn bạo một cuộc nổi dậy của người Samaritan, nhưng chỉ về tới Rôma ngay sau khi hoàng đế Tiberius đã từ trần vào ngày 16 tháng 3 năm 37. Philatô được Marcellus thay thế.Theo trình thuật của cả bốn sách Phúc Âm thì Philatô đã tìm cách cho Giêsu khỏi bị án tử hình, và chỉ tới khi đám đông dân chúng từ chối giảm tội, thì ông mới buộc lòng ra lệnh giết Giêsu. Như vậy, ông đã tìm cách tránh trách nhiệm cá nhân trong việc kết án Giêsu. Theo Phúc Âm Mátthêu, Philatô đã rửa tay để chứng tỏ mình không chịu trách nhiệm về việc giết Giêsu và miễn cưỡng giao Giêsu cho dân chúng đem đi giết[5]. Phúc Âm Máccô thì mô tả Giêsu vô tội trong âm mưu chống lại đế quốc La Mã, và mô tả Philatô miễn cưỡng phải xử tử hình Ngài[5]. Theo Phúc âm Luca, Philatô không chỉ đồng ý là Giêsu không âm mưu chống lại đế quốc La Mã mà cũng không chống lại Herod Antipas, vua xứ Galilee, và không coi hành động của Giêsu là phản bội[5]. Trong Phúc âm Gioan, Philatô nói rằng "Tôi thấy người này (tức Giêsu) không có tội" và yêu cầu những người Do Thái thả Ngài ra[6].Từ lâu, các học giả từng tranh luận về việc mô tả Phongxiô Philatô trong các nguồn nêu trên, cũng như tầm quan trọng của tấm đá Philatô, một vật tạo tác có nêu tên Phongxiô Philatô, được phát hiện năm 1961.[7][8]

Phongxiô Philatô

Sinh Không rõ
Ý, Đế quốc La Mã
Nghề nghiệp Tổng trấn La Mã ở xứ Judea
Mất khoảng năm 37 sau Công nguyên
Ý, Đế quốc La Mã

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phongxiô Philatô http://classicfilm.about.com/od/comedies/fr/Life_o... http://www.amazon.com/dp/1440142653 http://www.biblegateway.com/passage/?search=John%2... http://www.biblegateway.com/passage/?search=Luke%2... http://www.biblegateway.com/passage/?search=luke%2... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/460341/P... http://www.ewtn.com/expert/answers/ecclesiastical_... http://books.google.com/books?id=ElINAAAAYAAJ&pg=P... http://www.greatarchaeology.com/Pontius.php http://www.imdb.com/title/tt4074084/fullcredits?re...